Vụ đắm tàu đầu tiên trên biển xứ Wales xảy ra vào ngày 5/12/1664. Ngày 5/12/1785, con tàu thứ hai chìm vào lòng nước tại đúng vị trí này. 81 năm sau, cũng ngày 5/12 định mệnh, cũng trên chính vùng nước xoáy oan gia, thêm một con tàu khác bị nuốt chửng. Cả 3 lần, chỉ duy nhất 1 người sống sót.
Cả 3 lần, người sống sót có tên Hugh Williams. Nếu không tin đó là sự sắp đặt của Chúa thì cũng chẳng thể khẳng định đó là cái “ngẫu hứng” của tự nhiên.Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có cách nào đưa ra lời giải thích hợp lý cho những sự kiện trùng hợp lạ kỳ trong lịch sử. Họ chỉ biết trấn an dư luận bằng hai chữ “ngẫu nhiên”, nhưng dù vậy, sự trùng lắp đôi lúc nằm ngoài quy luật của tự nhiên khiến người ta không khỏi nghi ngại: phải chăng có bàn tay xếp đặt của thánh thần?
Câu chuyện trùng hợp nổi tiếng nhất nước Mỹ là chuyện về hai đời tổng thống John Kennedy và Abraham Lincoln. Cũng chẳng có gì đáng nói nếu như Kennedy và Abraham chỉ tình cờ là 2 tổng thống duy nhất có họ mang 7 chữ cái. Tuy nhiên số phận hai vị tổng thống này lại gắn kết với nhau bằng những điểm tương đồng khó giải thích:
– Abraham Lincoln vào Quốc hội năm 1846; John F. Kennedy vào Quốc hội năm 1946.
– Lincoln “hụt” đề cử vào chức Phó tổng thống năm 1856. Điều tương tự xảy ra với Kennedy vào năm 1956.
– Abraham Lincoln trúng cử Tổng thống năm 1860; John F. Kennedy trúng cử năm
1960.
– Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, Lincoln chiến thắng đối thủ Stephen Douglas sinh năm 1813. Còn đối thủ của Kennedy là Richard Nixon sinh năm 1913.
– Phu nhân của 2 tổng thống đều bị sẩy thai trong thời gian sống trong Nhà Trắng.
– Cả hai đều bị ám sát vào ngày thứ Sáu. Cả hai đều bị bắn vào đầu.
– Viên thư ký của Lincoln tên là Kennedy. Thư ký của Kennedy tên Lincoln.
– Cả hai đều có Phó tổng thống dưới quyền mang họ Johnson. Họ cũng chính là người kế nhiệm hai ông sau vụ ám sát: Andrew Johnson, kế nhiệm Lincoln, sinh năm 1808 và Lyndon Johnson, kế nhiệm Kennedy, sinh năm 1908.
– John Wilkes Booth, kẻ ám sát Lincoln, sinh năm 1839; còn Lee Harvey Oswald, ám sát Kennedy, sinh năm 1939. Tên của cả hai đều có 15 chữ cái.
– Lincoln bị bắn trước cửa nhà hát “Ford”. Kennedy bị bắn trong xe “Lincoln”, do hãng Ford sản xuất.
– Booth tẩu thoát khỏi nhà hát và bị bắt trong 1 nhà kho. Oswald chạy trốn từ nhà kho và bị bắt trong rạp hát.
– Cả Booth và Oswald đều bị ám sát trước khi đưa ra xét xử.
Một câu chuyện khác kém tính “huyền thoại” hơn thường được dân Texas truyền tụng:
Một đêm hè tháng 7/1930, viên cảnh sát Allan Folby bất ngờ bị đụng xe và vỡ động mạch đùi. Có lẽ ông đã chết vì mất máu nếu như không có một người qua đường ghé lại giúp đỡ. Người đàn ông tên Alfred Smith đã dùng tấm garô giúp Folby cầm máu. Sau khi được đưa về bệnh viện, viên cảnh sát hồi phục nhanh và trở lại công việc bình thường. 5 năm sau, cũng vào một đêm hè nóng nực, Folby nhận một cuộc gọi đến hiện trường một vụ đâm xe. Nạn nhân nằm trên đất với động mạch đùi vỡ nát, máu chảy tràn. Ngạc nhiên hơn cả, ông chính là Alfred Smith – người đã cứu mạng Folby cách đây 5 năm trong một tình huống gần như giống hệt.
Vì sao lại có những sự trùng hợp khó hiểu như vậy? Nhiều người cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự huyễn hoặc của tâm linh, rằng người ta đã nghiêm trọng hóa vấn đề. Nhưng cũng không ít kẻ tin “có bàn tay tác động của thánh thần”. Cách nghĩ này có vẻ “phản khoa học” chăng? Vậy thì giải thích sao đây khi chính trong giới khoa học cũng tồn tại nhiều “ngẫu hứng” thú vị.
Nói riêng trong phạm vi đề tài “ngẫu nhiên”, thuật ngữ “phenomenon of synchronism” (trùng hợp) đã được hai nhà khoa học nổi tiếng cùng phát minh trong hai hòan cảnh hoàn toàn độc lập với nhau. Wolfgang Pauili và Carl Gustaf Jung, một nhà tâm lý học, một nhà phân tâm học, cả hai đều đã từng đạt giải Nobel vật lý, đều đưa ra một kết luận chung: những sự kiện trùng hợp xuất phát từ những căn nguyên không liên quan đến nhau, không thể coi là sự “ngẫu nhiên” đơn thuần. Sự xuất hiện của chúng bất tuân các quy luật của tự nhiên, bởi vì quy luật tự nhiên không bao giờ đúng tuyệt đối. Jung và Pauli đã giải thích y chang nhau dù không hề quen biết hay nghe nói về công trình nghiên cứu của nhau.